hoinhadatvungtau
Tiểu thương tích cực
- Tham gia
- 12 Tháng bảy 2018
- Bài viết
- 152
- Điểm tương tác
- 0
Quyền Bộ trưởng TT&TT muốn phát triển mạng xã hội 'made in Vietnam'
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, không có hệ sinh thái số, mạng xã hội "made in Vietnam" sẽ chẳng thể đàm phán và buộc Facebook, Google tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Những mục tiêu đột phá trước "cơn bão" cách mạng 4.0 được nhấn mạnh trong bài phát biểu của Quyền Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Bộ này trong ngày 8/9.
Ông Hùng mở đầu với kỳ vọng Thủ tướng sẽ đặt mục tiêu Việt Nam trở thành cường quốc phát triển phần mềm, ngành viễn thông trở lại trong Top 10 quốc gia phát triển về viễn thông như những năm 2008 - 2010; top 30 thế giới về công nghệ thông tin; top 20 về an ninh thông tin, an ninh mạng; top 5 về công nghệ thiết bị viễn thông, sản xuất được vi mạch Việt Nam xuất khẩu; công nghiệp quốc phòng an ninh nằm trong top 20...
Quyền Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ TT&TT
Để đạt được những mục tiêu đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhiều tới việc xây dựng những gì là "made in Vietnam" để cạnh tranh với các "ông lớn" như Google, Facebook.
Ông dẫn chứng, hiện nay doanh thu quảng cáo mạng xã hội là 370 triệu USD. Tuy nhiên, theo ông, phần lớn thị phần nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại như Google đạt 135 triệu USD với 35 triệu người dùng, Facebook 235 triệu USD với 60 triệu người dùng. Ông cũng cho rằng, mạng xã hội nước ngoài hiện chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam về thuế, yêu cầu về thanh toán, an ninh... Trong khi đó, thị phần của doanh nghiệp Việt Nam rất nhỏ với 436 mạng xã hội trong nước. Ngay đơn vị có tên tuổi nhất với 40 triệu người dùng thì doanh thu cũng chỉ đạt 7 triệu USD.
Cơ quan này đề xuất một số chính sách ủng hộ mạng xã hội Việt Nam, mục tiêu là đến năm 2022 bằng hoặc hơn số tài khoản Facebook tại Việt Nam (60 triệu) và chiếm 60 - 70% thị phần. Với nhận định “đã đến lúc không thể dừng lại nữa”, ông Hùng đề xuất phương án dùng cả biện pháp kinh tế, kỹ thuật để quản lý mạng xã hội nước ngoài.
Cùng với việc phát triển mạng xã hội Việt, lãnh đạo Bộ cũng đặt mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong top 10 nước về phát triển sinh thái số, với 60 - 70% người dân dùng hệ sinh thái nội.
Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết muốn chủ trì xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam, trọng tâm là mạng xã hội Việt Nam. Hệ sinh thái số, theo ông Hùng, bao gồm mạng xã hội, công cụ tìm ****, trình duyệt, hệ điều hành và phần mềm diệt virus, trong đó quan trọng nhất là mạng xã hội và công cụ tìm ****. Việc xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam sẽ huy động chủ yếu các nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp, không nhất thiết là công ty nhà nước nhưng phải là doanh nghiệp Việt.
“Nếu không có hệ sinh thái nội dung số Việt Nam, mạng xã hội Việt Nam, thì chúng ta không có sức mạnh đàm phán với Facebook, Google. Họ sẽ tiếp tục không tuân thủ pháp luật Việt Nam, trong khi chúng ta lại không dám cắt dịch vụ”, Quyền Bộ trưởng cho hay.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thông thường các báo cáo thường đề cập nhiều đến việc thu chi. Tuy nhiên, báo cáo của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có sự bao quát toàn ngành, trong đó dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông... đặc biệt khi cuộc cách mạng 4.0 đang ở trước mặt.
Đây là buổi làm việc đầu tiên của Thủ tướng với Bộ Thông tin & Truyền thông kể từ khi Bộ này có lãnh đạo mới.
Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất của Bộ về việc phát triển mạng xã hội của Việt Nam và bày tỏ “ước mơ, khát vọng” đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ trong thời kỳ 4.0.
Ngoài vấn đề mạng xã hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng có những chia sẻ rất chi tiết về bức tranh từng lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp phần mềm. Ông cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 9.000 doanh nghiệp với tổng doanh thu 3,8 tỷ USD. Tuy nhiên Việt Nam lại thiếu doanh nghiệp dẫn đầu. Theo Quyền Bộ trưởng, với số lượng lớn như vậy, chỉ cần có 10 công ty doanh thu tỷ USD là bộ mặt của ngành sẽ khác. Với mục tiêu tăng trưởng 20% mỗi năm, lãnh đạo Bộ đặt mục tiêu trở thành cường quốc phần mềm, xuất khẩu phần mềm.
Ông Hùng đặt kỳ vọng mảng sản xuất thiết bị đầu cuối của Việt Nam phải chiếm 60% thị trường này và tiến tới xuất khẩu. Bộ cũng đang xúc tiến việc thành lập Vụ Công nghiệp Điện tử Viễn thông với nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng lưới "Made in Vietnam", đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử, trong đó có công nghiệp quốc phòng và phát triển IoT, công nghệ 4.0.
Nguyễn Hà
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, không có hệ sinh thái số, mạng xã hội "made in Vietnam" sẽ chẳng thể đàm phán và buộc Facebook, Google tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Những mục tiêu đột phá trước "cơn bão" cách mạng 4.0 được nhấn mạnh trong bài phát biểu của Quyền Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Bộ này trong ngày 8/9.
Ông Hùng mở đầu với kỳ vọng Thủ tướng sẽ đặt mục tiêu Việt Nam trở thành cường quốc phát triển phần mềm, ngành viễn thông trở lại trong Top 10 quốc gia phát triển về viễn thông như những năm 2008 - 2010; top 30 thế giới về công nghệ thông tin; top 20 về an ninh thông tin, an ninh mạng; top 5 về công nghệ thiết bị viễn thông, sản xuất được vi mạch Việt Nam xuất khẩu; công nghiệp quốc phòng an ninh nằm trong top 20...
Quyền Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ TT&TT
Để đạt được những mục tiêu đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhiều tới việc xây dựng những gì là "made in Vietnam" để cạnh tranh với các "ông lớn" như Google, Facebook.
Ông dẫn chứng, hiện nay doanh thu quảng cáo mạng xã hội là 370 triệu USD. Tuy nhiên, theo ông, phần lớn thị phần nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại như Google đạt 135 triệu USD với 35 triệu người dùng, Facebook 235 triệu USD với 60 triệu người dùng. Ông cũng cho rằng, mạng xã hội nước ngoài hiện chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam về thuế, yêu cầu về thanh toán, an ninh... Trong khi đó, thị phần của doanh nghiệp Việt Nam rất nhỏ với 436 mạng xã hội trong nước. Ngay đơn vị có tên tuổi nhất với 40 triệu người dùng thì doanh thu cũng chỉ đạt 7 triệu USD.
Cơ quan này đề xuất một số chính sách ủng hộ mạng xã hội Việt Nam, mục tiêu là đến năm 2022 bằng hoặc hơn số tài khoản Facebook tại Việt Nam (60 triệu) và chiếm 60 - 70% thị phần. Với nhận định “đã đến lúc không thể dừng lại nữa”, ông Hùng đề xuất phương án dùng cả biện pháp kinh tế, kỹ thuật để quản lý mạng xã hội nước ngoài.
Cùng với việc phát triển mạng xã hội Việt, lãnh đạo Bộ cũng đặt mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong top 10 nước về phát triển sinh thái số, với 60 - 70% người dân dùng hệ sinh thái nội.
Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết muốn chủ trì xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam, trọng tâm là mạng xã hội Việt Nam. Hệ sinh thái số, theo ông Hùng, bao gồm mạng xã hội, công cụ tìm ****, trình duyệt, hệ điều hành và phần mềm diệt virus, trong đó quan trọng nhất là mạng xã hội và công cụ tìm ****. Việc xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam sẽ huy động chủ yếu các nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp, không nhất thiết là công ty nhà nước nhưng phải là doanh nghiệp Việt.
“Nếu không có hệ sinh thái nội dung số Việt Nam, mạng xã hội Việt Nam, thì chúng ta không có sức mạnh đàm phán với Facebook, Google. Họ sẽ tiếp tục không tuân thủ pháp luật Việt Nam, trong khi chúng ta lại không dám cắt dịch vụ”, Quyền Bộ trưởng cho hay.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thông thường các báo cáo thường đề cập nhiều đến việc thu chi. Tuy nhiên, báo cáo của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có sự bao quát toàn ngành, trong đó dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông... đặc biệt khi cuộc cách mạng 4.0 đang ở trước mặt.
Đây là buổi làm việc đầu tiên của Thủ tướng với Bộ Thông tin & Truyền thông kể từ khi Bộ này có lãnh đạo mới.
Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất của Bộ về việc phát triển mạng xã hội của Việt Nam và bày tỏ “ước mơ, khát vọng” đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ trong thời kỳ 4.0.
Ngoài vấn đề mạng xã hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng có những chia sẻ rất chi tiết về bức tranh từng lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp phần mềm. Ông cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 9.000 doanh nghiệp với tổng doanh thu 3,8 tỷ USD. Tuy nhiên Việt Nam lại thiếu doanh nghiệp dẫn đầu. Theo Quyền Bộ trưởng, với số lượng lớn như vậy, chỉ cần có 10 công ty doanh thu tỷ USD là bộ mặt của ngành sẽ khác. Với mục tiêu tăng trưởng 20% mỗi năm, lãnh đạo Bộ đặt mục tiêu trở thành cường quốc phần mềm, xuất khẩu phần mềm.
Ông Hùng đặt kỳ vọng mảng sản xuất thiết bị đầu cuối của Việt Nam phải chiếm 60% thị trường này và tiến tới xuất khẩu. Bộ cũng đang xúc tiến việc thành lập Vụ Công nghiệp Điện tử Viễn thông với nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng lưới "Made in Vietnam", đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử, trong đó có công nghiệp quốc phòng và phát triển IoT, công nghệ 4.0.
Nguyễn Hà
Relate Threads