hoinhadatvungtau
Tiểu thương tích cực
- Tham gia
- 12 Tháng bảy 2018
- Bài viết
- 152
- Điểm tương tác
- 0
Mánh lừa đảo “làm giàu không khó” trong cơn sốt đất
Khi bất động sản ở trạng thái sốt nóng, chỉ thiếu một chút thận trọng, sơ hở trong giao dịch, chỉ nhìn thấy cơ hội mà không thấy rủi ro, người tham gia thị trường có thể phải trả giá rất đắt.
Dưới đây là chia sẻ của anh Minh Tú, một môi giới bất động sản có thâm niên tại TP.HCM.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, cơ hội luôn đi cùng với rủi ro. Cơ hội lớn thì rủi ro lớn và ngược lại. Điều này tôi thấy rất rõ khi tham gia thị trường bất động sản. Điển hình như những những nhà đầu tư tham gia mua đất ở các khu vực dự kiến thành đặc khu. Những ai rút sớm đều thu lãi đậm, trong khi những người “mắc cạn” thì giờ bán cắt lỗ cũng khó tìm người mua.
Có những giao dịch tưởng chừng như ăn chắc, nhưng hóa ra nó là cái bẫy được giăng sẵn cho những người thiếu kinh nghiệm. Câu chuyện tưởng lời 2 tỷ, cuối cùng mất 1 tỷ, như dưới đây, đang là một đề tài nóng trong làng địa ốc.
Anh Sơn kẹt tiền, bán rẻ lô đất cho anh Quang giá 2 tỷ. Sơn ký giấy nhận cọc 500 triệu.
Hôm sau, anh Quang bán lô đất đó lại cho anh Tú, giá 4 tỷ. Quang ký giấy nhận cọc 1,5 tỷ và tính chắc ăn bỏ túi 2 tỷ sau vụ này.
Sau đó, anh Sơn đổi ý, không muốn bán nữa, chấp nhận đền cọc gấp đôi cho anh Quang thành 1 tỷ. Anh Quang không mua được miếng đất để bán cho anh Tú, phải đền cọc cho anh Tú 3 tỷ. Vụ việc trót lọt, Sơn và Tú chia nhau số tiền lời 1 tỷ.
Có thể nhiều người nghĩ đây là chuyện đùa. Nhưng những người từng trải qua giai đoạn nóng sốt như Phú Quốc khoảng 1 năm trước đây, thì chuyện này không phải khó tin. Ở cái thị trường điên đảo, sáng mua, chiều có người gọi đòi mua lại chênh cả trăm triệu là chuyện bình thường.
Nếu trong tình huống trên, người có đất chủ động lừa khách thì ở tình huống dưới đây, chính những người đóng vai đi mua đất đã tạo ra kịch bản để lừa chủ đất.
Anh Vũ rao kẹt tiền bán 1 lô đất giá 3,5 tỷ. Anh Nam thấy giá 3,5 tỷ quá tốt, chủ đất đang kẹt tiền nên vào ép giá. Anh Vũ đồng ý bán cho anh Nam giá 3 tỷ, nhận cọc 400 triệu.
Hôm sau, anh Đông đến xem lô đất, thấy hợp phong thủy và muốn mua giá 4 tỷ, vì đất đang sốt và Đông cọc cho anh Vũ 200 triệu.
Sau khi nhận cọc của Đông, anh Vũ gọi cho anh Nam bảo huỷ cọc đền bù cho Nam 800 triệu. Sau khi vụ việc xong xuôi, Nam và Đông lại có bữa nhậu linh đình rồi chia nhau mỗi người 100 triệu.
Trong tình huống này, nếu Vũ yêu cầu Đông đặt cọc mức không thấp hơn 400 triệu thì anh đã không rơi vào tình huống gài bẫy này. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng đủ trải nghiệm và hình dung hết những chiêu trò lừa đảo trong thị trường bất động sản.
Khi bất động sản càng nóng sốt thì các chiêu trò cũng theo đó tăng lên. Do đó, dù bất kỳ điều kiện nào nhà đầu tư cũng nên giữ cái đầu lạnh để tự bảo vệ mình trước những tình huống rủi ro.
Minh Tú
Khi bất động sản ở trạng thái sốt nóng, chỉ thiếu một chút thận trọng, sơ hở trong giao dịch, chỉ nhìn thấy cơ hội mà không thấy rủi ro, người tham gia thị trường có thể phải trả giá rất đắt.
Dưới đây là chia sẻ của anh Minh Tú, một môi giới bất động sản có thâm niên tại TP.HCM.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, cơ hội luôn đi cùng với rủi ro. Cơ hội lớn thì rủi ro lớn và ngược lại. Điều này tôi thấy rất rõ khi tham gia thị trường bất động sản. Điển hình như những những nhà đầu tư tham gia mua đất ở các khu vực dự kiến thành đặc khu. Những ai rút sớm đều thu lãi đậm, trong khi những người “mắc cạn” thì giờ bán cắt lỗ cũng khó tìm người mua.
Có những giao dịch tưởng chừng như ăn chắc, nhưng hóa ra nó là cái bẫy được giăng sẵn cho những người thiếu kinh nghiệm. Câu chuyện tưởng lời 2 tỷ, cuối cùng mất 1 tỷ, như dưới đây, đang là một đề tài nóng trong làng địa ốc.
Anh Sơn kẹt tiền, bán rẻ lô đất cho anh Quang giá 2 tỷ. Sơn ký giấy nhận cọc 500 triệu.
Hôm sau, anh Quang bán lô đất đó lại cho anh Tú, giá 4 tỷ. Quang ký giấy nhận cọc 1,5 tỷ và tính chắc ăn bỏ túi 2 tỷ sau vụ này.
Sau đó, anh Sơn đổi ý, không muốn bán nữa, chấp nhận đền cọc gấp đôi cho anh Quang thành 1 tỷ. Anh Quang không mua được miếng đất để bán cho anh Tú, phải đền cọc cho anh Tú 3 tỷ. Vụ việc trót lọt, Sơn và Tú chia nhau số tiền lời 1 tỷ.
Có thể nhiều người nghĩ đây là chuyện đùa. Nhưng những người từng trải qua giai đoạn nóng sốt như Phú Quốc khoảng 1 năm trước đây, thì chuyện này không phải khó tin. Ở cái thị trường điên đảo, sáng mua, chiều có người gọi đòi mua lại chênh cả trăm triệu là chuyện bình thường.
Nếu trong tình huống trên, người có đất chủ động lừa khách thì ở tình huống dưới đây, chính những người đóng vai đi mua đất đã tạo ra kịch bản để lừa chủ đất.
Anh Vũ rao kẹt tiền bán 1 lô đất giá 3,5 tỷ. Anh Nam thấy giá 3,5 tỷ quá tốt, chủ đất đang kẹt tiền nên vào ép giá. Anh Vũ đồng ý bán cho anh Nam giá 3 tỷ, nhận cọc 400 triệu.
Hôm sau, anh Đông đến xem lô đất, thấy hợp phong thủy và muốn mua giá 4 tỷ, vì đất đang sốt và Đông cọc cho anh Vũ 200 triệu.
Sau khi nhận cọc của Đông, anh Vũ gọi cho anh Nam bảo huỷ cọc đền bù cho Nam 800 triệu. Sau khi vụ việc xong xuôi, Nam và Đông lại có bữa nhậu linh đình rồi chia nhau mỗi người 100 triệu.
Trong tình huống này, nếu Vũ yêu cầu Đông đặt cọc mức không thấp hơn 400 triệu thì anh đã không rơi vào tình huống gài bẫy này. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng đủ trải nghiệm và hình dung hết những chiêu trò lừa đảo trong thị trường bất động sản.
Khi bất động sản càng nóng sốt thì các chiêu trò cũng theo đó tăng lên. Do đó, dù bất kỳ điều kiện nào nhà đầu tư cũng nên giữ cái đầu lạnh để tự bảo vệ mình trước những tình huống rủi ro.
Minh Tú
Relate Threads