KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG

Luatsurieng2

Tiểu thương mới
Tham gia
3 Tháng bảy 2018
Bài viết
99
Điểm tương tác
1
Đàm phán hợp đồng là sự thỏa thuận, trao đổi giữa hai hay nhiều bên có mong muốn hợp tác với nhau nhằm mục đích hướng đến một thỏa thuận chung đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia đàm phán.

2dca2ba5ae.jpg


Vai trò của đàm phán trong hợp đồng rất quan trọng bởi đó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự thỏa thuận đó. Kết quả của việc đàm phán chính là mục đích chung mà hai bên hướng tới, tuy nhiên không phải buổi đàm phán nào cũng đem đến kết quả tốt nhất mà có thể sự thành công của việc đàm phán chỉ đạt được một số thỏa thuận nhất định nhưng không vì vậy mà cả hai phá vỡ buổi đàm phán. Điều này đòi hỏi cả hai bên phải chú trọng một số nội dung cơ bản của đàm phán.


Để đảm bảo đạt kết quả tốt trong buổi đàm phán các Bên chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và tự đặt ra mục tiêu cho bản thân về buổi đàm phán đó và tìm hiểu thông tin của đối tác một cách kỹ lưỡng. Để có được mục tiêu cần đưa ra những câu hỏi.

Các Bên muốn đạt được điều gì từ việc đàm phán? Nếu không đạt được hoàn toàn mục tiêu từ việc đàm phán thì tối thiểu phải đạt được điều gì? Cái giá phải trả cho việc này là sao? Nội bộ có thống nhất không? (Nếu chưa đạt được sự thống nhất thì nên hẹn lại với đối tác vào một thời điểm khác)


Chúng ta đã tìm hiểu và đánh giá thật sát đối tác chưa? Họ thực sự muốn gì? Họ chịu trả giá hay chấp nhận giá đến mức nào? Văn hoá của họ đến như thế nào? Truyền thống thương thuyết của họ ra sao? Phong cách thương thuyết của họ khác chúng ta như thế nào? Chúng ta có hiểu biết tập quán của đối tượng và thạo ngoại ngữ trong trường hợp đối tác là nước ngoài?


Vị thế của chúng ta như thế nào? Mạnh hơn hay yếu hơn thế của đối tác? Mạnh và yếu hơn ở điểm nào?


Điểm chung hai bên đều có lợi nằm ở đâu và làm sao để đi tới đó?


Chúng ta có sẵng sàng lắng nghe và chỉ phát biểu khi đã hiểu chắc chắn ý tứ của đối tác? Chúng ta có biết cách để cho phía bên kia hiểu đúng như ý mình muốn diễn đạt?


Tính cách của các thành viên trong đoàn đàm phán có thoải mái, vui vẻ? (Đối phương không phải là kẻ thù mà là người sẽ cộng tác với mình kể cả sau khi đạt được thoả thuận)



Chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tự đặt ra cho mình những câu hỏi đó và đưa ra một câu trả lời tốt nhất chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt.

TƯ VẤN, RÀ SOÁT VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
---------------------------------------------
Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
Hotline: 096 628 88 55 - 0962011118 - 02862765595
Trụ sở: 25 Vũ Tông Phan - An Phú-Quận 2-TP.HCM
Email: hopdong@luatsurieng.net
Website:
http://www.luatsuhopdong.vn/
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên