Giọng hát Việt nhí: Những 'cụ non' lên sàn diễn

congdong5

Thành viên đang bị cấm
Tham gia
8 Tháng bảy 2013
Bài viết
122
Điểm tương tác
0
Những chiếc áo quá rộng

Ngay từ đầu vòng “Giấu mặt”, để có thể “lấy lòng” được Huấn luyện viên (HLV), các thí sinh nhí đều lựa chọn những ca khúc thiên về trưng trổ giọng, kỹ thuật. Hầu như không “bói” đâu ra một thí sinh lựa chọn ca khúc thiếu nhi để dự thi. Những bài hát tiếng Anh từng gây nên làn sóng tranh luận ở mùa thi năm ngoái vẫn tiếp tục được lặp lại ở vòng “Giấu mặt”, như: “You raise me up” (Trần Thị Thanh Thảo), “This is me” (Nguyễn Trọng Tiến Quang), “Believe” (Nguyễn Tuấn Minh), “Jar of hearts” (Cao Lê Hà Trang), “Impossible” (Diệp Hoàng Phương Quyên)...

Còn khi thí sinh nhí lựa chọn bài hát tiếng Việt thì khán giả lại gặp khá thường xuyên những bài hát dành cho các cuộc thi chuyên nghiệp, những sân chơi lớn hơn như “Sao Mai”, “Giọng hát Việt”, “Vietnam Idol”, “X-Factor”. Ví dụ, Nguyễn Minh Trường chọn “Dòng thời gian”, Lương Ngọc Trang với “Câu hò điệu lý còn đây”, Lê Thiên Wendy thực sự “leo núi” với “Hồ trên núi”, Hoàng Sơn với “Thư pháp”, Đào Gia Phúc với “Giấc mơ Chapi”...

1407373887-dao-gia-phuc.jpg


Đào Gia Phúc chững chạc khi hát Giấc mơ Chapi

Hoành tráng hơn, ở tập 1 vòng “Đối đầu” vừa diễn ra tuần trước, đội của HLV Lam Trường đã lựa chọn chùm ca khúc “Giai điệu Tổ quốc”, “Biển hát chiều nay”, “Khát vọng” cho thí sinh của mình biểu diễn. Đây đều là những thách thức quá lớn với tuổi đời và sự hiểu biết của các em. Ngay cả khi phần lớn thí sinh nhí khi chọn những bài có màu sắc âm nhạc quá sức như thế này đều được các HLV ngợi khen, khán giả trường quay cổ vũ nhiệt liệt thì xét về khía cạnh giáo dục và thẩm mỹ, đây lại là một thực trạng đáng báo động trong đào tạo ca sĩ, đặc biệt là ca sĩ nhí.

Ngoài chuyện chưa phù hợp trong cách chọn bài, phong cách biểu diễn đôi lúc cũng bị “người lớn hóa”. Xem phần biểu diễn của 3 thí sinh Thiên Kim - Diệu Minh - Thanh Thảo (đội Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang) với ca khúc “Timber” sẽ khó mà nghĩ nó được biên đạo và dàn dựng cho trẻ em. Để tăng màu sắc cho tiết mục, màn biểu diễn của các em còn phô diễn khả năng vũ đạo, uốn sóng chẳng khác gì các ngôi sao giải trí.

Tác động lớn đến thẩm mỹ âm nhạc của trẻ

Sẽ không ai bắt các em cứ phải hát những bài như “Con cò bé bé”, “Con chim non”… biểu diễn nhí nhảnh thì mới ra chất tuổi thơ. Cũng không có sự phân định máy móc, trẻ em không được hát bài của người lớn, bởi vì có nhiều bài hát dành cho người lớn nhưng màu sắc âm nhạc, nội dung vẫn phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long: “Bài hát dù của người lớn nhưng phù hợp với thiếu nhi thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu thiếu nhi hát những bài hát của người lớn mà không phù hợp với lứa tuổi của mình thì sẽ gây những tác động không tốt, biến các em thành những cái “máy hát”.

Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cũng nhấn mạnh đến cụm từ “màu sắc âm nhạc phù hợp với lứa tuổi” chứ không phải là sự phân chia bài hát người lớn và bài hát trẻ em như nhiều người vẫn quen áp đặt là không đúng. “Màu sắc âm nhạc đã là hàm ý có thể sử dụng được những ca khúc lớn hơn nhưng vấn đề là nó vẫn phải truyền tải được tinh thần của tuổi thơ chứ đừng ép các em vào những bài hát quá lớn và quá nghiêm túc như vậy. Như thế sẽ biến các em thành “cụ non”, thành cán bộ tuyên truyền nhiều hơn chứ chưa chắc về thẩm mỹ âm nhạc của các em đã được nâng lên”, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long nói.phòng thu âm

Nhiều ý kiến than phiền rằng, vì thiếu những bài hát hay dành cho thiếu nhi nên việc “vay mượn” các ca khúc của người lớn là đương nhiên. Thậm chí, BTC chương trình “Giọng hát Việt nhí” còn cho rằng, chính khán giả mới là những người đang áp đặt cho các em, bởi một bài hát chỉ nên đánh giá hay hay dở chứ không nên quá rạch ròi giữa khái niệm nhạc thiếu nhi và nhạc người lớn. Thực tế, âm nhạc là không giới hạn độ tuổi, ngôn ngữ, miễn sao hợp với chất giọng người hát là được.

Nói về việc thiếu bài hát thiếu nhi có phải là nguyên nhân chính, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cho biết: “Nếu chọn bài của người lớn thì vẫn phải tính đến sự phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Chẳng hạn như bài “Cây vĩ cầm” rất khó hát vì yêu cầu kỹ thuật nhưng lại có thể chấp nhận được vì nói về tình cảm cha con- điều mà ai cũng có thể cảm nhận được ít nhiều hình ảnh của chính mình ở trong đó. Phải chọn đúng thì mới có tác dụng trong việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, nghệ thuật cho các em. Về góc độ này, ở mùa giải năm ngoái, Thanh Bùi là người chọn bài cho các em rất tốt và vẫn nhìn thấy được lứa tuổi của các em trong đó”.

1407373887-dao-gia-phuc-1.jpg


"Cậu bé tóc xoăn" Nguyễn Hoàng Anh trông rất già dặn khi đứng trên sân khấu

Không thể phủ nhận trẻ em bây giờ có xu hướng thích hát bài hát lớn hơn so với tuổi của mình nhưng vai trò của HLV cần phải định hướng, tránh chọn những bài quá sức, quá tầm của các em. Đó là chưa nói đến việc, nhiều khi, chính người lớn muốn các em thể hiện những bài như thế. So sánh “Giọng hát Việt nhí” với sân chơi “Đồ Rê Mí”, một bên là thi thố, một bên chỉ đơn thuần là nơi để các em thể hiện bản thân mình.sáng tác nhạc

Chính vì vậy mà các ca khúc được thể hiện trong “Đồ Rê Mí” đều là những ca khúc có màu sắc thiếu nhi. Rõ ràng, khi không có những áp lực về thi thố thì sự trưng trổ kiểu “cụ non” cũng không xảy ra. Xem các em biểu diễn, có cảm giác như “Giọng hát Việt nhí” không chỉ là sự thi thố của người hát mà còn là cuộc thi giữa các HLV. Phải chọn những bài hát khó để khoe giọng, để chứng tỏ các em qua bàn tay của HLV được tiến bộ về kỹ thuật từng ngày, chứ không mấy khi còn thấy màu sắc âm nhạc, màu sắc tuổi thơ của các em được nâng niu, gìn giữ.

Theo Thảo Nguyên
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên