Doanh nghiệp Việt rục rịch tung sản phẩm 4.0

hoinhadatvungtau

Tiểu thương tích cực
Tham gia
12 Tháng bảy 2018
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
Doanh nghiệp Việt rục rịch tung sản phẩm 4.0

Thị trường cung ứng các giải pháp công nghệ cho Cách mạng 4.0 đang nhen nhóm hình thành với một vài doanh nghiệp nội địa tiên phong tham gia.
Sở hữu hơn 24.000 khách hàng đang dùng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán café tên CukCuk.vn, công ty MISA gần đây tung ra bản cập nhật với tính năng nhân viên order số ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Thực khách có thể gọi món bằng giọng nói trên máy tính bảng, nhân viên ảo sẽ ghi nhận và chuyển đặt hàng đến nhà bếp.

“Bằng cách này, nhà hàng sẽ tiết kiệm số nhân viên phục vụ. Người chủ cũng có trợ lý ảo. Họ có thể hỏi về tình hình hoạt động của nhà hàng tại bất kỳ đâu, từ nguyên liệu ít hay nhiều đến khách hôm nay đông hay không…”, ông Nguyễn Minh Tuấn – Giám đốc sản phẩm của MISA cho biết.

Không chỉ dùng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quản lý nhà hàng, công ty này còn có sản phẩm giám đốc tài chính số và trợ lý nhập liệu cho giáo viên. Đặc điểm chung của các ứng dụng là dùng trí tuệ nhân tạo để lắng nghe yêu cầu và xử lý yêu cầu của người dùng. Ví dụ, trợ lý ảo của giáo viên có thể tự động tìm tên học sinh và ghi điểm khi giáo viên cho điểm bằng giọng nói.

Không tiết lộ con số cụ thể nhưng ông Tuấn xác nhận đã có vài nghìn khách hàng quyết định dùng các trợ lý ảo. Ông cho biết, cả ba sản phẩm đều được bắt đầu nghiên cứu từ đầu 2017 và hiện vẫn tiếp tục hoàn thiện để thông minh hơn, trả lời được các câu hỏi khó hơn.

Thiên về các giải pháp hạ tầng, Sao Bắc Đẩu là một cái tên khác đang nhanh nhạy trong việc tung ra các sản phẩm liên quan đến Công nghiệp 4.0. Ông Nguyễn Việt Thắng – Phó tổng giám đốc công ty cho hay, đơn vị này hiện có 20 bộ giải pháp liên quan đến công nghiệp 4.0. Ví dụ như giao thông thông minh, môi trường thông minh, giao thông - trí tuệ nhân tạo cho cầu, nhà máy thông minh, bệnh viện thông minh… Một trong những giải pháp lớn mà công ty đã triển khai là TMS Platform ứng dụng ở Đường hầm đèo Cổ Mã, đèo Cả.

Hay như "ông lớn" VNPT lại nhảy vào cung cấp giải pháp "nông nghiệp 4.0" với tên gọi Smart Connected Platform, tập trung vào khả năng quan trắc và dự báo. Hệ thống này thu thập toàn bộ thông tin cho quá trình chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất từ nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió, lũ lụt đến các phân tích dự báo về dịch bệnh, tra cứu lịch nông vụ xác thực nguồn gốc thực phẩm.

Tuy nhiên, "vài cánh én chưa làm nên mùa xuân". Tại hội thảo Toàn cảnh CNTT – TT Việt Nam lần thứ 22 (VIO 2017) vừa diễn ra, ông Phí Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội tin học TP HCM (HCA) thừa nhận, hệ sinh thái công nghiệp 4.0 tại Việt Nam chưa hình thành. Thị trường sản phẩm mới nhen nhóm trong khi ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ở mức trung bình, các nhà máy chỉ mới bắt đầu tự động hóa.

Theo dự đoán của ông Nguyễn Việt Thắng, có thể phải mất hàng chục năm để đạt được một nền công nghiệp 4.0. “Một thực tế có thể thấy là không dễ dàng để đạt được công nghiệp 4.0 và có thể phải mất 10, 20 năm để thực hiện. Hiện tại, ngành công nghiệp 4.0 là cả một tầm nhìn tương lai vì nó có nhiều khía cạnh và đối mặt với nhiều loại khó khăn, thách thức”, ông Thắng nhận định.

Ông Hà Như Hải - Phó giám đốc CMC Telecom chi nhánh miền Nam cho rằng, trong cách mạng 4.0, Việt Nam có lợi thế về cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển CNTT, smartphone và internet tăng trưởng tỷ lệ cao và top đầu thế giới. Ông cũng công nhận, ứng dụng công nghệ 4.0 không phải ngày một ngày hai mà là quá trình lâu dài, doanh nghiệp cần tiếp cận sớm.

Theo các chuyên gia, thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trước Cách mạng 4.0 là phải đổi mới hay là chết. Hiện nhiều doanh nghiệp còn e dè, sợ tốn kém hoặc nhìn 4.0 như điều gì rất cao siêu.

“Chúng ta đừng nghĩ đến câu chuyện IoT hay robot hóa cả nhà máy mà chỉ cần làm từng phần. Tôi vừa làm việc với một nhà máy dệt nhuộm ở phía Bắc, họ chỉ dùng robot trong hai khâu quan trọng nhất là pha chế và nhuộm. Chúng ta cần 'liệu cơm gắp mắm' và hiểu 4.0 theo cách không quá phức tạp. Tùy tình hình thực tế mà nên chọn tự động hóa khâu nào, dùng IoT ở chỗ nào”, vị chuyên gia khuyến nghị.

“Họ cứ nghĩ Cách mạng lần thứ tư hay trí tuệ nhân tạo là điều gì rất ghê gớm và tốn kém nhưng thật ra nó cũng bình thường. Chỉ có điều, do công nghệ mới phát triển gần đây nên chúng tôi cũng phải mất một thời gian để nghiên cứu. Chúng tôi chọn con đường ứng dụng vào những nhu cầu rất thiết thực, có tính thực tiễn cao và đi theo hướng không cần đầu tư quá nhiều chi phí”, ông Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ thêm.

Ông Tuấn còn bày tỏ tham vọng sẽ tìm một đối tác sản xuất robot để hợp tác. Ông mong muốn một ngày gần đây, các robot có thể để nhận order và bưng bê thức ăn trong nhà hàng thay cho con người.

Viễn Thông
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên