Danh Sách động thực vật cấm trao đổi mua bán

minhtanvnn

Quản Lý Diễn Đàn
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
9 Tháng hai 2009
Bài viết
1,291
Điểm tương tác
0
Áp dụng Nghị định số 32/2006/NĐ-CP (Về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) diễn đàn thương mại điện tử Bà Rịa - Vũng Tàu (chovungtau.com) nghiêm cấm đăng tin mua bán những động - thực vật trong danh sách dưới đây, Thành viên nào vi phạm sẽ bị Banned vĩnh viễn!


A. THỰC VẬT RỪNG

NGÀNH THÔNG

1 Hoàng đàn
2 Bách Đài Loan
3 Bách vàng
4 Vân Sam Phan xi păng
5 Thông Pà cò
6 Thông đỏ nam
7 Thông nước (Thuỷ tùng)

NGÀNH MỘC LAN

Lớp mộc lan
8 Hoàng liên gai (Hoàng mù)
9 Hoàng mộc (Nghêu hoa)
10 Mun sọc (Thị bong)
11 Sưa (Huê mộc vàng)
12 Hoàng liên Trung Quốc
13 Hoàng liên chân gà

Lớp hành
14 Các loài Lan kim tuyến
15 Các loài Lan hài

B. ĐỘNG VẬT RỪNG

LỚP THÚ

Bộ cánh da
1 Chồn bay (Cầy bay)

Bộ khỉ hầu
2 Cu li lớn
3 Cu li nhỏ
4 Voọc chà vá chân xám
5 Voọc chà vá chân đỏ
6 Voọc chà vá chân đen
7 Voọc mũi hếch
8 Voọc xám
9 Voọc mông trắng
10 Voọc đen má trắng
11 Voọc đen Hà Tĩnh
12 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng)
13 Voọc bạc Đông Dương
14 Vườn đen tuyền tây bắc
15 Vượn đen má hung
16 Vượn đen má trắng
17 Vượn đen tuyền đông bắc

Bộ thú ăn thịt
18 Sói đỏ (Chó sói lửa)
19 Gấu chó
20 Gấu ngựa
21 Rái cá thường
22 Rái cá lông mũi
23 Rái cá lông mượt
24 Rái cá vuốt bé
25 Chồn mực (Cầy đen)
26 Beo lửa (Beo vàng)
27 Mèo ri
28 Mèo gấm
29 Mèo rừng
30 Mèo cá
31 Báo gấm
32 Báo hoa mai
33 **

Bộ có vòi
34 Voi

Bộ móng guốc ngón lẻ
35 ******* một sừng

Bộ móng guốc ngón chẵn
36 Hươu vàng
37 Nai cà tong
38 Mang lớn
39 Mang Trường Sơn
40 Hươu xạ
41 Bò tót
42 Bò rừng
43 Bò xám
44 Trâu rừng
45 Sơn dương
46 Sao la

Bộ thỏ rừng
47 Thỏ vằn

LỚP CHIM

Bộ bồ nông
48 Gìa đẫy nhỏ
49 Quắm cánh xanh
50 Cò thìa

Bộ sếu
51 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi)

Bộ gà
52 Gà tiền mặt vàng
53 Gà tiền mặt đỏ
54 Trĩ sao
55 Công
56 Gà lôi hồng tía
57 Gà lôi mào trắng
58 Gà lôi Hà Tĩnh
59 Gà lôi mào đen
60 Gà lôi trắng

LỚP BÒ SÁT

Bộ có vẩy
61 ** mang chúa

Bộ rùa
62 Rùa hộp ba vạch

(Trích: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ)



Ghi chú: mọi người có thể download & tham khảo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP tại đây
Theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng; vận chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng nội dung hồ sơ sẽ bị xử phạt lên đến 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỉ đồng đối với tổ chức.

Theo Điều 190 của Bộ luật Hình sự 15/1999/QH10, các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm, bộ phận cơ thể của của loại động vật đó có thể bị xử lý hình sự lên tới 7 năm tù giam.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết có ích, nhớ để đừng phạm luật nhá
 
truyen hinh ki thuat so xin phu ban
 
Cảm ơn thông tin của ad. Phải có quy định rõ ràng vậy mới bảo vệ được những loài động thực vật đang có nguy cơ
 
CÁCH ĐÒI NỢ HIỆU QUẢ HỢP PHÁP – hướng dẫn của SEALAW

Tại sao người đòi nợ chuyên nghiệp lại thực hiện thành công trong khi nhiều chủ nợ là dân “anh chị”, Công an, Bộ đội không đòi được ?
Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra với chúng tôi, hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ ngắn gọn nhất giúp các bạn hiểu.
Việc thực hiện hoạt động đòi nợ là sự rèn luyện tổng hợp nhiều kỹ năng nghiên cứu và thu thập thông tin chứng cứ, giao tiếp, tâm lý và phán đoán, tố tụng. Đối với người dân, thông thường khi phát sinh nợ thường nghĩ ngay đến nhờ Công an hoặc nhờ lực lượng “anh chị”. Việc nhờ này có ưu điểm nhanh gọn trong một số vụ việc nhưng nhược điểm khó kiểm soát được hành vi manh động, vi phạm pháp luật, nếu gặp con nợ hiểu biết pháp luật và có quan hệ xã hội sâu rộng thì việc lại bế tắc, có thể dính “bẫy ngược” hoặc thậm chí hết thời hiệu khởi kiện mất quyền đòi nợ.


Đòi nợ theo quy định pháp luật chính là việc chúng ta nắm chắc thông tin đối tượng, hồ sơ, chứng cứ sau đó khai thác điểm yếu của đối tượng về mặt pháp lý, tâm lý, xã hội và tố tụng. Ví dụ, trước khi hành động trực diện các bạn cần thu thập xong hồ sơ chứng cứ, thông tin đối tượng, tránh hiện tượng khi tác động rồi mới tìm cách củng cố chứng cứ thì khả năng thành công sẽ giảm đi một phần do đối tượng sẽ chủ động thủ thế, che dấu chứng cứ. Chủ động khai thác tâm lý nợ nần hoặc e ngại lộ thông tin nợ xấu làm mất uy tín với gia đình, cơ quan, đoàn thể. Hoặc khai thác triệt để trách nhiệm pháp lý, nghĩa vụ liên đới của gia đình, cơ quan tổ chức.... Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất các bạn cần chuẩn bị là tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền đòi nợ hợp pháp của mình, chỉ khi bạn có quyền hợp pháp thì tâm lý bạn vững vàng, chủ động trong công việc.


Đó là những nét cơ bản nhất của hoạt động đòi nợ, để biết chi tiết hơn các bạn có tham khảo thêm tại website: dichvuthuno.com hoặc luatsudongnama.com của Luật sư Đông Nam Á – SEALAW.vn. Với gần 20 năm hình thành phát triển, đã thụ lý giải quyết trên 18.000 vụ/việc của 40 luật sư và 25 cán bộ pháp lý chuyên môn, SEALAW GROUP thường xuyên hướng dẫn miễn phí kỹ năng hoặc đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thu nợ cho doanh nghiệp.

Liên hệ hoặc tham khảo thêm:
LUẬT SƯ ĐÔNG NAM Á SEALAW
Địa chỉ: 76 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Website: DichVuThuNo. Com / LuatSuDongNamA. Com
Điện thoại: 024.35656858 / 024.22178898 / 0902278899
Email: luatsudongnama @gmail.com
Skype: luatsudongnama
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên