Bệnh vô cảm - Nỗi lo của xã hội

DocLang31

Tiểu thương mới
Tham gia
6 Tháng mười hai 2015
Bài viết
8
Điểm tương tác
1

Thời buổi kinh tế thị trường với những áp lực của chuyện cơm, áo, gạo, tiền đã khiến cho nhiều người trở nên ích kỷ, thờ ơ, vô cảm với những vấn đề của người khác, thậm chí đó có thể là những vấn đề chướng tai gai mắt hay có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và lợi ích của những người xung quanh. Dường như đối với những người mắc chứng vô cảm này, ứng xử “thương người như thể thương thân” là một điều gì đó quá xa xỉ đối với họ. Căn bệnh vô cảm, coi như “không nghe, không thấy, không biết” đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội.

Vô cảm từ suy nghĩ đến hành động


Một con số đáng báo động là: Việt Nam xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận tham nhũng và đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc (vô cảm) nhất. Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh thờ ơ, dửng dưng của không ít người Việt hiện nay. Thực chất, “bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Biểu hiện của nó trong xã hội hiện đại thì muôn hình, muôn vẻ, người mắc chứng này cũng rất đa dạng, không chừa bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu, mà nó còn có thể có ở cả những người vẫn được coi là người tốt. Bởi lẽ, khi người tốt làm ngơ, im lặng trước cái xấu, để cái xấu chà đạp lên những giá trị nhân văn, thậm chí nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì cũng chính là một biểu hiện không thể chối cãi của chứng vô cảm.

Trong cuộc sống ngày nay, ta có thể bắt gặp vô vàn những biểu hiện của căn bệnh “không cảm xúc” này, xuất phát từ cả suy nghĩ và hành động. Nếu như trước kia, khi thấy tai nạn xảy ra ở trên đường, những người xung quanh ngay lập tức sơ cứu và gọi xe cứu thương để đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời với mục đích nhân đạo, “cứu giúp một mạng người hơn xây bảy tòa tháp” thì giờ đây, cũng là tai nạn giao thông đấy, chứng kiến tận mắt cảnh nạn nhân đau đớn vì gãy tay, gãy chân, thậm chí bất tỉnh, thế nhưng người đi đường chẳng những không cấp cứu kịp thời mà còn xúm đông xúm đỏ gây ùn tắc giao thông, bàn tán chỉ chỏ chán chê rồi may ra mới có người gọi điện cho bệnh viện, đến khi xe cứu thương (phải rất khó khăn mới vượt qua được đám đông gây ách tắc giao thông) đến nơi thì có không ít trường hợp nạn nhân đã tử vong. Thậm chí có những kẻ xấu còn thản nhiên lợi dụng tình thế tai nạn, cướp giật trên đường phố để hôi của từ nạn nhân.

Quá nhiều tác nhân gây bệnh

Người đời thường nói, “tâm bệnh khó chữa” quả không sai. Bệnh vô cảm hình thành và lan rộng từ chính thái độ, nhận thức “thấy chuyện bất bình… tránh xa” của một bộ phận không nhỏ người Việt hiện nay. Từ thái độ dửng dưng, coi rằng đó không phải chuyện của mình đến hành động làm ngơ, thờ ơ, lãnh đạm, dung túng cho cái xấu, cái ác hoành hành là chuyện tất yếu. Lý giải cho hội chứng vô cảm đang lan rộng trong xã hội hiện đại, nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau đã đưa ra những nguyên nhân khá xác đáng và chuyên biệt. TS tâm lý Trịnh Trung Hòa phân tích: “Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái “tôi” nên người ta thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ”.

Một chuyên gia xã hội học cho rằng, nguyên nhân bệnh vô cảm có thể bắt nguồn từ: Chất lượng giáo dục ở các nhà trường và gia đình về đạo đức còn hạn chế… Những quan niệm lệch lạc, chỉ chú trọng kinh tế, đặt nặng tiền bạc hơn cả đạo đức; tư tưởng cá nhân chủ nghĩa (hoặc địa phương cục bộ), chỉ lo cho bản thân mình, gia đình mình, tập thể mình; lợi ích nhóm chưa được chấn chỉnh, uốn nắn, xử lý kịp thời.

Không chỉ bắt nguồn từ các yếu tố kinh tế và xã hội, thói vô cảm còn được hình thành từ chính sự biến đổi về văn hóa. Bàn về vấn đề này, PGS.TS Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) nhìn nhận: “Khi xã hội phát triển, bắt đầu nâng dần mức sống, năng lực và sự hiểu biết của con người, con người không còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, lệ thuộc vào các yếu tố khác. Khi con người dần dần thoát ra khỏi sự chi phối và níu kéo của cộng đồng, độc lập sống được, lúc đó các mối quan hệ đã lỏng dần từ phạm vi làng xã, cộng đồng cho đến phạm vi gia đình.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên