Vài kinh nghiệm kiểm tra sự cố gây ra bởi ổ đĩa cứng

QuangSon

Tiểu thương tích cực
Tham gia
14 Tháng bảy 2007
Bài viết
223
Điểm tương tác
0
vaikin22.jpg


Ổ đĩa cứng là một thứ không thể thiếu trong máy tính. Nó không chỉ là chỗ để chứa hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng, mà còn là một kho chứa cho lượng dữ liệu quý giá trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, ổ đĩa cứng là một trong số những món thường gây ra sự cố cho máy tính. Những sự cố này thường dễ khắc phục, nhưng cũng có khi không thể sửa chữa được ngoại trừ mua ổ đĩa cứng mới. Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa những sự cố này, nhưng bạn có thể phát hiện ra những sự cố này sớm hơn bằng cách cài đặt BIOS ở chế độ S.M.A.R.T (Self-Monitoring And Reporting Technology). Bài viết hôm nay xin đề cập đến một vài cách để chẩn đoán lỗi ổ đĩa cứng đơn giản nhất để các bạn có thể biết được ổ đĩa cứng của mình có gặp sự cố gì hay không. Và xin lưu ý là bạn phải tắt máy, ngắt nguồn điện chính của máy tính trước khi làm các thao tác vật lý như gắn cáp, tháo và gắn ổ đĩa cứng.

Điều đầu tiên cần làm là thử lắng nghe xem ổ đĩa cứng có chạy hay có phát ra âm thanh gì lạ hay không. Bạn cũng có thể nhìn lên đèn chỉ báo trên thùng máy xem có nhấp nháy không. Nếu có tiếng “e e” hoặc tiếng “lách cách” thì có thể đó là dấu hiệu của ổ đĩa cứng bị hư. Điều thứ hai là bạn nên kiểm tra lại trong BIOS xem máy tính có nhận ra ổ đĩa cứng hay không. Tốt nhất bạn nên cài đặt BIOS tự động nhận diện ra ổ đĩa cứng và bật chế độ ổ đĩa cứng S.M.A.R.T. Kế đến, bạn cần kiểm tra lại cáp nguồn và cáp dữ liệu của ổ đĩa cứng. Bạn cần phải chắc chắn là chúng đã được gắn chặt và gắn đúng vị trí. Nếu bạn thấy cáp dữ liệu bị hỏng thì cần phải thay mới nó. Bạn cũng cần thử tháo cáp nguồn điện ổ đĩa cứng ra và gắn vào một bộ cấp nguồn khác xem thế nào.

vaikin22.jpg


Điều tiếp theo là cần kiểm tra lại các cầu nối (jumper) xem chúng có đặt đúng vị trí không. Bạn nên chắc là cả hai thiết bị gắn chung một cáp IDE không cùng được thiết đặt ở vị trí chính (master) hoặc phụ (slave), mà phải một cái chính, một cái phụ. Kế đến, bạn cần chạy các chương trình chẩn đoán lỗi để xem ổ đĩa cứng có gặp vấn đề gì không. Trong bộ Norton Utilities có chương trình Disk Doctor rất hữu dụng trong việc chẩn đoán và sửa chữa nhiều dạng lỗi của ổ đĩa cứng. Sau đó, bạn truy nhập để xem thông tin về ổ đĩa và xem báo lỗi gì. Bạn cũng có thể sử dụng các loại card kiểm tra lỗi đang có trên thị trường để kiểm tra ổ đĩa cứng.
Bước kế tiếp, bạn chạy FDISK và chọn số 4 trong mục lục xem thông tin phân vùng ổ đĩa cứng. Lưu ý rằng các phân vùng ổ đĩa cứng được định dạng theo NTFS thì FIDSK sẽ xem là “không thuộc loại phân vùng DOS” (non DOS). Sau khi thực hiện các bước trên xong, bây giờ bạn cần tháo ổ đĩa cứng ra và thử trên một máy tính khác. Hãy xem trong danh mục Windows xem các dữ liệu trong ổ đĩa cứng có bị hư hại gì không và cũng nên quét virus cho ổ đĩa cứng nữa. Hãy thử gắn một ổ đĩa cứng khác mà bạn biết còn hoạt động vào đúng vị trí kênh (channel) mà bạn gắn ổ đĩa cứng cũ để xem có phải do lỗi bo mạch chủ hay do lỗi từ mạch điều khiển của ổ đĩa cứng. Nếu có một ổ đĩa cứng khác còn gắn trên kênh này thì hãy tháo ra. Nhiều khi ổ đĩa cứng khác bị hư cũng làm cho ổ đĩa cứng này ngừng hoạt động.

vaikin23.jpg


Trên đây là một số cách để nhận biết ổ đĩa cứng gặp sự cố. Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể nâng cao khả năng phán đoán lỗi máy tính mà ở đây cụ thể là lỗi ổ đĩa cứng.

vaikin24.jpg
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên