dinhduongluaviet

Tiểu thương mới
Tham gia
5 Tháng sáu 2017
Bài viết
34
Điểm tương tác
0
Mô hình nuôi tôm trong bể xi măng đã và đang phát triển tại nhiều vùng tại Đồng Bằng SCL, như Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu…Mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ từ mô hình nuôi tôm trong bể xi măng này.



Ông Tân cho biết, đầu năm 2016 ông đã gom góp hết tiền dành dụm của gia đình cùng với vốn vay mượn để mạnh dạn đầu tư 2 ao nuôi tôm công nghiệp với diện tích 2.000 mét vuông với ước mơ đổi đời. Nhưng sau 2 – 3 vụ nuôi thất bại, cho đến năm 2017 ông thử nghiệm cách làm mới là nuôi tôm trong bể xi măng và đã đạt được thành công như mơ ước. Ông vay thêm tiền, xây dựng 7 bể xi măng (mỗi bể 2 mét vuông), dưới đáy ao có ống dẫn nước ra ao nuôi tôm công nghiệp.

Vụ đầu tiên, ông thả 110.000 con tôm giống thẻ chân trắng chia đều cho 7 bể nuôi, tiến hành chạy oxy và cho ăn. Sau 20 ngày, ông cho tôm từ 7 bể ra ao thứ nhất, 20 ngày tiếp theo ông phá bờ cho tôm qua ao thứ hai, 30 ngày kế tiếp ông tiến hành thu hoạch. Sau 70 ngày ông lãi 50 triệu (đã trừ chi phí). Từ thành công ban đầu ông quyết định thực hiện vụ thứ 2, rồi thứ 3 đều thành công vượt sức mong đợi.

Mô hình nuôi tôm thẻ trong bể xi măng trong 20 ngày này của ông Tân bước đầu đã cho hiệu quả, có thể nhân rộng, đặc biệt với những hộ ít đất.

nuoitomthechantrangtrongbeximang(1).jpg


Thử nghiệm

Chuẩn bị bể ương

  • Bể có kích thước: 2,7 x 4,7 x 1,2 (m). Trong đó, có 8 bể ương tôm thẻ chân trắng và 4 bể xử lý nước (nước mặn và nước ngọt), có ống thoát nước, sục khí đầy đủ.
  • Tiến hành vệ sinh bể, chà rửa, quét sạch nước trong bể. Khử trùng bể bằng cách phun Formol với nồng độ 500 ppm, đậy bạt ủ trong 3 ngày, sau đó rửa lại bằng nước sạch đã qua xử lý. Lưu ý: Các dụng cụ trước khi sử dụng phải ngâm trong Chlorine 50 - 100 ppm.
Chuẩn bị nước ương

  • Nước ngọt được bơm lên từ giếng khoan xử lý qua bể lọc xuống bể chứa. Tiến hành bón vôi CaO với liều lượng 2 - 4 kg/100 m3, sau đó được xử lý KMnO4 1 ppm rồi dùng Chlorine (25 - 30 ppm) có sục khí mạnh. Bơm nước qua túi lọc vào bể ương.
  • Nước mặn: Nguồn nước cung cấp là nước biển qua túi lọc lấy vào bể xử lý, khử trùng Chlorine (25 - 30 ppm) có sục khí mạnh. Nước đã qua xử lý trước khi sử dụng cần phải kiểm tra lại dư lượng các chất đã dùng. Nếu nước còn dư lượng Clo có thể dùng Thiosulfat (Na2S2O3.5H2O) trung hòa lượng Clo dư với tỷ lệ: Clo: Na2S2O3.5H2O là 1:7. Nguồn nước cấp vào trong các bể ương có độ kiềm dao động khoảng 50 - 65 mg/lít, không đảm bảo tiêu chuẩn cần phải sử dụng Super Mg 2+ tăng độ kiềm nước bể ương lên khoảng 125 - 140 mg/lít.
  • Trong quá trình xử lý nước, bổ sung Men xử lý đáy Organic Pond , khoáng Anomin và bổ sung vitamin Multi C.
  • Trước khi thả giống khoảng 1 ngày, cần kiểm tra các thông số môi trường đảm bảo tiêu chuẩn.

KbIEus.jpg





Kiểm tra và thả tôm giống

  • Trước khi thả, kiểm tra phản xạ, khả năng bơi lội, tỷ lệ chết của tôm trong các túi vận chuyển. Mật độ ương tôm: 1.200 con/m2. Sau khi thả giống, dùng đèn pin quan sát tôm bám thành bể, hoạt động linh hoạt, khỏe mạnh, phản xạ nhanh với ********** bằng tiếng động và ánh sáng.
Cho ăn

  • Thức ăn được sử dụng đảm bảo chất lượng. Hai ngày đầu sau khi thả giống cần bổ sung Artemia cho tôm, chủ yếu là vào buổi tối. Hàng ngày, theo dõi hoạt động ăn của tôm, khả năng bắt mồi, điều kiện môi trường để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, xử lý hóa chất, xi phông thay nước, giảm 20 - 30% lượng thức ăn hàng ngày. Định kỳ bổ sung các khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn.
Quản lý môi trường bể ương

  • Các chỉ tiêu môi trường đảm bảo được duy trì ổn định. Nhiệt độ, pH được xác định ngày 2 lần, độ kiềm, độ mặn được đo ngày 1 lần, khí độc (NH3), ôxy hòa tan đo 1 tuần/lần
Kết quả thu hoạch tôm giống


Qn9Ail.jpg





  • Dựa vào bảng trên có thể thấy, tỷ lệ sống của tôm khá cao, chất lượng tôm khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, đảm bảo đưa ra ao nuôi thương phẩm.
Xem thêm bài viết

Thức ăn cho tôm-cách cho tôm ăn-những điều cần chú ý khi cho tôm ăn
Cách cho tôm ăn Chế độ ăn Cách chăm sóc Tôm thẻ chân trắng hiệu quả
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên