Mẫu Truyện Bên Lề ( Hix ! Xin Lô Cồm Men )


Lòng mẹ bao la ..
***
Thanh minh. Bàn chuyện cải mộ mẹ, anh Hai nói:

- Tôi góp một phần.
- Tôi một phần.
- Tôi cũng một phần.

Thím Tư chen vào, như đùa như thật:

- Chú Út hai phần mới phải. Anh Tư đâu hưởng gì đâu?!

Chợt nhớ lúc nhỏ, mấy anh em ngủ chung với mẹ. Đêm, muỗi vào mùng cắn mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ để muỗi cắn mẹ no rồi sẽ không cắn các con.

Ôi! Tình yêu của mẹ là thế. Có chia phần bao giờ đâu!
 

Thầy và trò
***

Về hưu, tôi mở lớp dạy kèm tại nhà. Cô bé học lớp 9, chăm ngoan nhưng hơi chậm hiểu. Thôi thì lấy cần cù bù thông minh. Tôi kiên trì giảng đi giảng lại. Mỗi khi gương mặt cô bé bừng sáng vì đã hiểu, tôi thấy mọi mệt nhọc tan biến.
Mấy hôm nay, cô bé có vẻ lo ra không tập trung. Nhìn lên tờ lịch, tôi lờ mờ đọc được lý do. Cuối giờ, tôi chủ động bảo:
- Con đừng nhắc mẹ tiền học, khi nào đóng cũng được. Có điều con đừng vì chưa đóng tiền mà nghỉ học.
Cô bé thở ra như trút được gánh nặng. Ôi! Học trò của tôi...
 
Tuổi thơ

Thằng Nhân vừa về đến nhà, chưa kịp rửa mặt mũi tay chân liền sà vào lòng bà nội.
- Con đi thăm chị có vui không? Bà hỏi.
Thằng bé mặt buồn xo, phụng phịu:
- Chị Hiếu nói thương con, nhớ con. Vậy mà xin một cái áo mới để “tụ” trường mặc đi học chỉ cũng hổng cho. Nhà chỉ ở treo áo nhiều ơi là nhiều, đủ màu xanh đỏ tím vàng, đẹp ơi là đẹp…
Bà ái ngại nhìn cháu mà nước mắt ứa ra. Tội nghiệp con bé Hiếu của bà… Mười mấy tuổi đầu đã phải đi làm thuê cho người ta, mấy tháng rồi không dám về thăm nhà vì sợ hụt tiền đóng học phí cho em.
 
Nghỉ lễ

Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
Nó hứa.
Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…
 
Lời cuối

Chuông điện thoại reo vang, giật mình, như cái máy, tay bật đèn đầu giường, mắt nhìn đồng hồ: 12 giờ 20 đêm. Chờ đến tiếng thứ ba mới nhấc điện thoại. Giọng thằng em từ quê nhà lạc lỏng, buông xuôi :
- Má xấu quá rồi, không còn biết gì nữa! Anh nói với Má vài tiếng đi!!
Tôi tuyệt vọng :
- Má đâu còn nghe được!?
Thằng em nài nỉ :
- Anh nói với Má vài tiếng đi, Má còn chờ anh đó!!
Tôi nghẹn ngào trong điện thoại như một lời tạ tội :
- Má ơi, con không về kịp, thôi Má hãy đi đi, đừng chờ con nữa.
Mười lăm phút sau, chuông điện thoại lại reo vang, giọng thằng em não ruột: “Má đã ra đi!”
 
Khóc

Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.

Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.

Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:

- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh nhiều.
 
Mồ côi

Đêm đông nằm cạnh bố, cu Hải co ro thì thì thầm:

- Giá như mẹ đừng “đi xa”, thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chỉ có hai bố con mình, ai cũng lạnh.

Bố cu Hải vỗ về con, rồi nói:

- Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm con.

Cu Hải không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà lại có thêm người đỡ vắng lạnh.

Mùa đông sau, Hải co ro nằm một mình lại nghĩ:

- Giá như đừng có dì nhỉ? Thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên.
 
Lòng tốt

Tốt nghiệp Sư phạm. Tôi đi vùng sâu. Trường cữ lên tỉnh mua sách hộ các em, tôi tính cả tiền xe vào đó. Thuở ấy lương giáo viên còm cõi, tôi có biết chút đỉnh về thuốc nên định bụng sẽ mua thuốc về bán thêm **** chút đỉnh. Một hôm tôi trượt chân té xuống con suối. Đồng bào dân tộc đã vớt tôi lên. Học trò tôi đi bộ 30km mua thuốc băng bó vết thương cho tôi. Các em đem tặng tôi thịt rừng và cá suối ăn không hết. Chỉ tính phần quà không thôi, giá trị gấp ngàn lần những viên thuốc tôi định bán cho họ ...
 
Bên sân

Một khung trời vàng rơm. Chút nắng cuối cùng hắt qua cửa. Nhà tôi buổi chiều tà. Lũ trẻ chăn trâu chúng tôi thường tụ tập lại dàn trận đánh nhau. Nó ngồi co ro run rẩy tội nghiệp. Bệnh tim của nó đã cướp mất quyền làm trẻ con như những đứa trẻ cùng xóm, dù chỉ trong một trận đánh giả. Nhà nó nghèo lắm, nhưng nó ngoan, nó luôn bảo với chúng tôi về lời dặn của mẹ nó: - Khi nào mẹ có tiền chữa bệnh cho con, rồi con hãy chơi cùng chúng nó. Chiều vàng. Nắng sắp tắt. Mẹ nó thẫn thờ ngồi bên bát nhang. Tôi cay sống mũi, thế là bên sân nhà tôi không còn một đứa trẻ thèm thuồng chăm chú nhìn chúng tôi dàn trận nữa.
 
Mẹ và con

Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười. Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.
 
Cua rang muối

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: - Cua rang muối thật đó mẹ. Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: - Còn răng đâu mà ăn?!
 
Vòng cẩm thạch

Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: – Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.
 
Con Nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói: – Mình biết tất cả về con nuôi đấy. Một học sinh khác hỏi: – Thế con nuôi là gì? Cô bé trả lời: – Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.

vái ông bà đừng đến 30cmt - đang hứng post say sưa
 


Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa .
Nó về ở với Nội . Nội già . Nó làm tất cả . Nó giống người châu Phi - đen trùi trũi ! Có người hỏi : "Mày có buồn không ??" . Nó im lặng nhìn xa xăm .....
Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn nhiều . Nội nhìn nó ngạc nhiên . Nó ngậm ngùi : "Con còn có Nội - nó chẳng còn ai ..... !!" .....

Het luot post roi mai doc tiep nhe
 
Chỉnh sửa lần cuối:
- Thakz chủ thớt, mẫu Anh và mẫu Mất Xe làm mình hóc đấy :)
- Để lục nồi cơm đã, đói òi, no rồi đọc tiếp :))
 


Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa .
Nó về ở với Nội . Nội già . Nó làm tất cả . Nó giống người châu Phi - đen trùi trũi ! Có người hỏi : "Mày có buồn không ??" . Nó im lặng nhìn xa xăm .....
Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn nhiều . Nội nhìn nó ngạc nhiên . Nó ngậm ngùi : "Con còn có Nội - nó chẳng còn ai ..... !!" .....

Het luot post roi mai doc tiep nhe

Người đàn bà này ko xứng được là mẹ, mà gọi là chó !
 
Mất xe
***

Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc. Còn lại một chiếc cho nó đi học đại học.

Hơn hai năm đại học trôi qua, lối sống nhộn nhịp ở thành phố đã cuốn hút nó. Những quán nhậu, quán cà phê, quán bi da trở nên quen thuộc đối với nó.

Một buổi tối nó đi bộ về nhà trọ. Mặt buồn xo. Hai đứa bạn cùng phòng đang học bài bật dậỵ “Xe mày đâu?”. “Mất rồi”. Để giáo trình lên bàn, nó nằm úp mặt vào gối, chẳng buồn nói chuyện. Hai đứa bạn lại gần vỗ về, an ủi.

Cuối tháng nó về quê. Ba mẹ không mắng, chỉ buồn. Ngày đi, ba cho tiền. Nó nhét tiền vào bóp. Một tờ giấy mỏng chợt rơi xuống đất. Mẹ nhặt vội tờ giấy và trả lời thắc mắc của ba :”Hóa đơn thuốc của em, tháng trước em cho con tiền vô tình cái hóa đơn bị kẹp vào giữa xấp tiền, may mà còn”.

Nó nhìn mẹ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ba đâu biết rằng, cái hóa đơn thuốc mà mẹ nói chính là giấy biên lai cầm chiếc xe đạp của nó.

:((:((:((
 
Anh
***
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng "Sanh ra... giờ cãi lời bố mẹ... phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út..."

Anh lặng thinh không nói năng gì... Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa - gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít… Anh cười "Út ráng học ngoan…"
Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc "Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…"

:((:((:((
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên