Lỗi Bad Sector

hotrovicoso

Tiểu thương mới
Tham gia
21 Tháng tám 2015
Bài viết
14
Điểm tương tác
1
BadSector (khoảng hư hỏng) là một khoảng đĩa không còn khả năng tiếp nhận dữ liệu. Có nhiều lý do để phát sinh yếu tố này tuy nhiên nó sẽ khiến hệ điều hành của chúng ta không sử dụng khoảng đĩa cứng bị đánh dấu lỗi này. Nếu đĩa cứng đang được sử dụng hoặc đang định dạng thì Bad Sector không phải là vấn đề vì các phần mềm định dạng thường tự động đánh dấu vị trí Bad Sector và tránh sử dụng chúng về sau này. Những thế hệ ổ đĩa hiện đại được nhà sản xuất tặng kèm những sector dự phòng để thay thế khi cần thiết. Điều này cũng giúp cho những giới hạn của công nghệ chế tạo ổ cứng vốn không đảm bảo 100% đĩa cứng xuất xưởng là hoàn hảo. Khi đĩa cứng được định dạng, những Bad Sector sẽ bị đánh dấu và Sector dự phòng sẽ được đưa vào sử dụng thay thế. Rắc rối chính của những Bad Sector chính là khi những sector tốt bị chuyển thành Bad Sector sẽ khiến cho dữ liệu lưu trữ trong chúng bị lỗi hoặc biến mất. Hệ điều hành trong trường hợp này sẽ tự động tìm các chuyển sector dự phòng vào thay thế và điều này nghiễm nhiên dẫn tới việc mất mát thông tin từ những gói dữ liệu lớn và nghiêm trọng hơn là hệ thống có thể bị sụp nếu Bad Sector rơi đúng vào vị trí của các tập tin quan trọng. Có hai loại Bad Sector khác nhau: a) Các Bad Sector được tạo ra chủ yếu do lỗi phần mềm hoặc trục trặc đầu đọc/ghi của đĩa cứng. Việc dữ liệu được “thả” xuống đĩa từ không chính xác sẽ khiến hệ điều hành không nhìn nhận chính xác và tự động đánh dấu Bad Sector. Những loại Bad Sector này có thể được khôi phục sau khi chúng ta xóa toàn bộ dữ liệu như format cấp thấp.
b) Bad Sector sinh ra do trục trặc vật lý thường là dấu hiệu nhận biết việc lây lan nhanh chóng do một khi đầu đọc hoặc tác nhân vật lý bên trong đĩa cứng có vấn đề, nó sẽ liên tục tạo ra các tổn thất cho cơ cấu đĩa từ của ổ cứng. Khi đó, với cơ chế thay thế tự động ,các sector dự phòng sẽ được dồn lên liên tục khiến cho nhiều phần mềm kiểm tra khó lòng nhận ra đúng lỗi. Dĩ nhiên sau khi hết sector dự phòng thì trục trặc thực sự sẽ bắt đầu. Trong trường hợp này, người dùng vẫn có thể nhận ra để đề phòng do đĩa cứng cực kì thiếu ổn định. Nếu ta thường xuyên mất mát dữ liệu hoặc thấy có tiếng động lạ, hãy huy động đĩa quang hoặc ổ cứng khác để lưu toàn bộ dữ liệu ra trước khi ổ cứng “chết” hẳn.
Cách sửa lỗi Bad Sector:
Tùy theo nguyên nhân đã nói trên mà ta có các khắc phục khác nhau:
- Đối với lỗi phần mềm thì việc khắc phục khá đơn giản, ta chỉ cần sao lưu dữ liệu rồi format ổ cứng bằng chương trình format của DOS hay Windows là xong. Quá trình này gọi là format cấp cao (High-level format) và có hai hình thức:
Quick Format (định dạng nhanh): Đơn thuần là xóa vị trí lưu trữ của dữ liệu trong bảng quản lý tập tin để hệ điều hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ liệu mới lên các dữ liệu cũ.
Normal Format (định dạng thường): Xóa bỏ các dữ liệu cũ và đồng thời kiểm tra phát hiện các sector hư hỏng về mặt vật lý để đánh dấu chúng nhằm tránh việc vô tình sử dụng đến trong các phiên làm việc sắp tới. Sau khi format cấp cao, các bad sector do phần mềm gây ra sẽ được phục hồi lại thành sector tốt. Nếu chúng vẫn còn thì đó chính là các bad sector về mặt vật lý.
- Đối với bab sector vật lý do ổ cứng đã sử dụng lâu năm, ta cần khắc phục bằng cách format cấp thấp (Low level format) để phân chia lại track và sector cho phù hợp với vị trí mới giữa bề mặt đĩa và đầu từ ghi/đọc. Ta chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại).
Chúng ta có thể sử dụng chức năng format cấp thấp có sẵn trên một số BIOS hay sử dụng một trong các chương trình format cấp thấp có trong đĩa Hiren’s BootCD phù hợp với ổ cứng của mình.
Format cấp thấp sẽ phát hiện các sector hỏng trên đĩa cứng và sẽ giấu chúng về mặt vật lý bằng cách loại bỏ các sector hỏng khỏi danh sách quản lý của mạch điều khiển ổ đĩa, để tất cả các chương trình (kể cả hệ điều hành) không sử dụng được các sector này. Do đó, mỗi lần format cấp thấp, có thể dung lượng đĩa hữu dụng sẽ bị giảm (nếu có thêm sector hỏng mới). Tuy nhiên, quá trình format cấp thấp là một quá trình ghi đọc đĩa toàn diện và trên toàn bộ bề mặt vật lý của đĩa, nên có thể nói đây cũng là một quá trình kiểm tra tình trạng hoạt động khá nặng nề đối với các ổ đĩa cũ. Do đó, không nên format cấp thấp nhiều lần, mà chỉ thực hiện khi thật cần thiết.
Về nguyên tắc, các ổ đĩa mới không được có bad sector (nếu có thì phải mang đi bảo hành ngay) và ta chỉ nên sử dụng tiếp tục các ổ cứng đã bị bad sector nếu số lượng các sector này cố định, không tăng theo thời gian sử dụng. Nếu số lượng các bad sector tăng dần sao mỗi lần format thì ta nên thải bỏ vì dữ liệu của chúng ta có nguy cơ bị mất bất cứ lúc nào.
Nguồn: icom.edu.vn
 
ổ cứng đã Bad thì tốt nhất là phi vào thùng rác! không dùng được nữa, mà nếu cố dùng thì cũng chỉ làm tăng thêm các rắc rối cho người dùng mà thôi. Đã Bad thì ảnh hưởng đến tốc độ làm việc, mà còn có nguy cơ mất dữ liệu trên đĩa cứng đó. Hoặc muốn khôi phục lại dữ liệu lại mất nhiều chi phí cho nó. Hoặc tự làm được thì cũng mất thời gian.

- Bạn nói thì cũng đúng 1 phần thôi. Có nhiều bạn muốn tiết kiệm, không muốn thay mới nên mới cần sửa
- Với lại nếu biết các sửa thì chạy cùng ok lắm á. Ví dụ: bị bad khoản 100Bad đi hoặc 1 hay 2 delay gì đó ở khoàn 5 hay 10G đầu. Mình cắt bỏ 30 G đầu và cài win khúc sau là cũng chạy ok lắm á. Mình thử nhiều máy rồi. 10 máy thì hết 8 máy chạy ok.
 
- Bạn nói thì cũng đúng 1 phần thôi. Có nhiều bạn muốn tiết kiệm, không muốn thay mới nên mới cần sửa
- Với lại nếu biết các sửa thì chạy cùng ok lắm á. Ví dụ: bị bad khoản 100Bad đi hoặc 1 hay 2 delay gì đó ở khoàn 5 hay 10G đầu. Mình cắt bỏ 30 G đầu và cài win khúc sau là cũng chạy ok lắm á. Mình thử nhiều máy rồi. 10 máy thì hết 8 máy chạy ok.
Máy laptop mình dùng lâu rồi có hiện tượng chậm, dù đã cài lại win, mình nghi do ổ cứng, giờ cắt như nào bạn nhỉ?
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên