Cô gái 29 tuổi điếc bẩm sinh lần đầu tiên nghe được giọng nói của mình

DragonVct

Điều hành diễn đàn
Tham gia
18 Tháng tư 2010
Bài viết
1,652
Điểm tương tác
3


Lại thêm một thành tựu tuyệt vời khác nữa của y học đã đem đến niềm vui tột đỉnh cho Sloan Churman, một cô gái 29 tuổi không may mắn bị điếc ngay từ lúc lọt lòng mẹ. Suổt từng ấy thời gian trong cuộc đời mình, việc giao tiếp của Sloan hoàn toàn phải dựa vào khả năng đọc môi người khác cũng như các loại máy trợ thính, nhưng tác dụng của chúng lại vô cùng hạn chế. Thế rồi, khoảng 2 tháng trước, cô quyết định tham gia một phương pháp chữa trị độc đáo được thực hiện bởi viện y khoa Envoy mang tên Esteem Implant - cấy ghép thiết bị Esteem . Cho tới vài ngày gần đây, các bác sĩ đã chính thức tiến hành kích hoạt thiết bị này. Kết quả là, sau 29 năm dài, Sloan đã có lại khả năng nghe, thứ mà cô hằng mơ ước bấy lâu. Lần đầu tiên biết đến những âm thanh chân thật xung quanh và nhất là cảm nhận được chính giọng nói của mình, cô đã khóc. Khoảng khắc cảm động này được chồng cô quay lại và sau đó đăng lên Youtube thu hút tới hơn 4 triệu lượt người xem.


Vậy Esteem hoạt động như thế nào? Trước tiên, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cấy ghép bộ xử lý âm thanh Esteem vào phía sau tai bệnh nhân. Toàn bộ thiết bị sẽ được đặt ẩn dưới da, dó đó bạn sẽ không thể nhận ra sự khác biệt giữa người cấy ghép với người bình thường. Được biết, Esteem không dùng bất cứ loa thu phát nào mà sẽ tận dụng chính tai người mang để nhận âm thanh. Khi âm thanh được vành tai đón và dẫn vào bên trong ống tai, gặp màng nhĩ và khiến nó rung động, với người bình thường thì sự rung động của màng nhĩ sẽ truyền vào các xương nhỏ ở phần tai giữa bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp rồi tác động lên ốc tai nhằm phát các tín hiệu âm thanh đưa về não bộ, nhưng với những người điếc bẩm sinh như Sloan, màng nhĩ và các xương nhỏ nói trên lại không thể tạo được độ rung đủ mạnh tác động đến ốc tai, khiến cho não không nhận được tín hiệu. Vì vậy, Esteem sẽ được kết nối với những phần xương này, khi màng nhĩ rung khiến xương búa, xương đe rung theo, thiết bị cấy ghép sẽ biến đổi những rung động thành tín hiệu điện chạy lên bộ xử lý âm thanh, bộ xử lý có nhiệm vụ điều chỉnh, tối ưu những tín hiệu này cho phù hợp rồi chuyển chúng trở lại thành những rung động với cường độ lớn hơn và truyền xuống phần xương bàn đạp, phần xương này từ đó đã có được độ rung đủ mạnh tác động vào ốc tai để tạo ra tín hiệu âm thanh tương ứng lên não, giúp phục hồi khả năng nghe cho bệnh nhân.

“Tôi vừa được thực hiện cuộc cấy ghép Esteem bởi viện y khoa Envoy vào 8 tuần trước. Từ lúc mới sinh ra tôi đã bị điếc và phải đeo máy trợ thính từ năm lên 2 tuổi, nhưng chúng chả có tác dụng là mấy. Tôi sống tới bây giờ hoàn toàn là nhờ vào việc đọc môi của người khác. Nhưng rồi mọi thứ đã thật sự thay đổi khi họ kích hoạt thiết bị cấy ghép này." - Sloan Churman chia sẻ trên trang Youtube của mình.

Sau đây là clip quay phản ứng của Sloan khi có lại được khả năng nghe, xin chân thành chúc mừng cô:

[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=LsOo3jzkhYA&feature=player_embedded[/YOUTUBE]​

Còn đây là clip giải thích cách hoạt động của Esteem:

[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=xdBzjR-i9E0&feature=player_embedded[/YOUTUBE]​

Theo: Mashable
 
khoa học phát triển đem lại hp va sk cho mọi người! thật hạnh phúc cho cho cô gái. biết bao giờ người nghèo khổ tật nguyền mới có được hp như cô gái?
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên