Bệnh động mạch vành và những điều cần lưu ý

panda2

Tiểu thương mới
Tham gia
25 Tháng tám 2015
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Thay van tim nhân tạo được tiến hành khá sớm trên thới giới để chữa bệnh van tim thoái hóa vào những năm 1960 và được áp dung ở nước ta vào năm 1970. Theo số liệu được thống kê có khoảng 280.000 bệnh nhân trên toàn thế giới thay van tim nhân tạo. Còn riêng với nước ta mỗi năm tiếp nhận 10.000 ca thay van tim. Tuy trải qua một thời gian khá dài với những thay đổi to lớn trong kỹ thuật van tim nhưng vẫn còn tồn tại những biến chứng hậu phẫu sau khi thay van tim có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Người mang van tim nhân tạo, đặc biệt là van cơ học có nguy cơ cao bị huyết khối gây tắc mạch, vì thế, việc điều trị chống đông lâu dài là bắt buộc. Tuy nhiên, lợi thế không thể bỏ qua của các van tim cơ học hiện nay là độ bền cao. Ngược lại, van tim nhân tạo là van sinh học có nguy cơ thấp bị huyết khối và một số bệnh nhân không cần phải dùng thuốc chống đông nhưng độ bền của những van tim này lại hạn chế do thoái triển làm hỏng các van tim này thường gọi benh van tim nhan tao Những biến chứng xuất hiện nhiều ở bệnh van tim nhân tạo bao gồm có Biến chứng huyết khốiĐây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân dùng van tim nhân tạo. Tỷ lệ này nằm trong khoảng 0,6 - 2,3% bệnh nhân mỗi năm. Biến chứng huyết khối đều giống nhau với bệnh nhân sử dụng van tim cơ học có điều trị warfarin và bệnh nhân dùng van sinh học không có điều trị warfarin. Nguy cơ huyết khối không phụ thuộc vào loại van tim nhân tạo cũng như vị trí van tim nhân tạo, các yếu tố nguy cơ. Biến chứng huyết khối có thể gây ra huyết khối bắn lên hệ thống gây ra tắc các mạch như mạch chi hoặc mạch máu não; đặc biệt nguy hiểm khi huyết khối gây kẹt van tim nhân tạo. Tỷ lệ huyết khối gây kẹt van nhân tạo gặp từ 0,3 - 1,3% mỗi năm. Triệu chứng của huyết khối gây kẹt van là bệnh nhân có khó thở hoặc mệt mỏi tăng lên trong thời gian ngắn từ vài ngày đến 1 tuần. Điều này đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân đột ngột dừng thuốc chống đông, có thay đổi liều chống đông. Những bệnh nhân có triệu chứng này cần phải được làm siêu âm sớm để chẩn đoán. Khi có chẩn đoán huyết khối gây kẹt van nhân tạo mà kích thước huyết khối nhỏ, có thể điều trị thử bằng các thuốc tiêu huyết khối như urokinase hoặc streptokinase. Nếu huyết khối gây kẹt van nhân tạo lớn, di động hoặc bệnh nhân trong tình trạng huyết động không ổn định, phẫu thuật cấp cứu để lấy huyết khối hoặc thay lại van. Với những bệnh nhân mổ lại do kẹt van nhân tạo, tỷ lệ tử vong là 4-5%.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên